Phần mềm bán hàng, quản lý siêu thị - VNUNI
Support female
Support female
Support female
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
  • Tư vấn bán lẻ
  • Thiết bị bán lẻ
  • Tuyển dụng
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Mô tả công việc của nhân viên bán hàng

Tác giả: Capro Ngày đăng: 21/03/2016 Bình luận: 0 Lượt xem: 2874

Nhiều người cho rằng nghề bán hàng trong lĩnh vực bán lẻ là công việc lao động phổ thông đơn giản. Tuy vậy, nhân viên bán hàng cũng cần có kỹ năng giao tiếp, sự hòa nhã, lịch sự để làm hài lòng khách hàng. Nhân viên bán hàng là bộ mặt của cửa hàng, một nhân viên chăm chỉ nhưng thô lỗ, cộc cằn với khách có thể khiến khách hàng có ấn tượng xấu và không quay trở lại nữa. Hàng hóa của bạn tốt, giá cả phải chăng là một chuyện, nhưng nếu đi kèm với chất lượng phục vụ tồi, bạn khó có thể đạt được doanh thu cao nhất là trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Mô tả công việc của nhân viên bán hàng

Trong khi tư vấn, nhiều chủ cửa hàng đã hỏi VNUNI về bảng mô tả công việc của nhân viên bán hàng, dưới đây chúng tôi xin nêu ra một số công việc cụ thể:

1. Nhận hàng

Nhận hàng không chỉ đơn thuần là kiểm tra số lượng hàng đã đặt với người giao hàng mà còn cần kiểm tra ngoại quan bao bì, hạn sử dụng xem có đảm bảo không. Nếu có vấn đề phát sinh, phải lập tức báo cáo lên cấp trên để có hướng xử lý kịp thời. Nhân viên bán hàng cần ghi chép cẩn thận số lượng, tình trạng hàng đã nhận vào biên bản giao nhận hàng hóa và lấy đầy đủ chữ ký của các bên liên quan. Biên bản này sẽ là một phần của bộ hồ sơ thanh toán cho nhà cung cấp.

2. Bảo quản hàng hóa

Sau khi nhận hàng, nhân viên bán hàng có trách nhiệm sắp xếp hàng hóa vào trong kho (nếu có) hoặc trưng bày trên cửa hàng. Hàng hóa được sắp xếp phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc nhập trước-xuất trước (FIFO), và được xếp vào đúng vị trí, thứ tự đã quy định trên quầy hàng. Ngoài ra, nhân viên bán hàng cũng có trách nhiệm vệ sinh quầy kệ sạch sẽ, sắp đặt tem nhãn đúng vị trí, thể hiện đúng giá cả của từng mặt hàng. Trong trường hợp hàng hóa bị hư hỏng do khách hàng, hoặc các lý do khác, cần tách riêng và báo cho người quản lý trực tiếp để đổi, trả hàng hoặc ghi nhận hàng hỏng.

3. Trưng bày hàng hóa

Hàng hóa cần được trưng bày một cách khoa học và đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa giúp người bán dễ dàng kiểm soát, vừa giúp người mua dễ lựa chọn. Thông thường, sơ đồ trưng bày các mặt hàng thường do chủ cửa hàng hoặc quản lý siêu thị quyết định. Nhiệm vụ của nhân viên bán hàng là duy trì sơ đồ đó, tránh trường hợp một mặt hàng nào đó hết tồn kho thì cũng mất luôn vị trí trên quầy hàng. Số lượng trưng bày của từng mặt hàng cũng cần được quy định cụ thể. Đối với những mặt hàng có thời hạn sử dụng ngắn, số lượng bán không quá nhiều, bạn cần hạn chế tồn kho trưng bày. Ngược lại, những mặt hàng đang trong thời gian khuyến mại, cần được trưng bày ở vị trí dễ thấy, dễ lấy và số lượng lớn hơn bình thường.

4. Kiểm kê hàng hóa

Nhân viên bán hàng cần phải nắm được số lượng hàng tồn thực tế, cập nhật thẻ kho hàng ngày. Ngoài ra, trong các đợt tổng kiểm kê toàn cửa hàng, siêu thị, nhân viên bán hàng cần biết sử dụng các công cụ hỗ trợ kiểm kê, so sánh thực tế và số liệu trên máy, giải thích nguyên nhân chênh lệch giữa tồn kho thực tế và tồn kho trên phần mềm quản lý bán hàng.

5. Tư vấn bán hàng

Đối với một số mặt hàng cần tư vấn cho khách trước khi mua như hóa mỹ phẩm, điện máy, đồ gia dụng… nhân viên bán hàng cần có kiến thức nhất định về hàng hóa. Họ cần giúp khách hàng hiểu được tính năng, công dụng,  cũng như so sánh được với những sản phẩm khác cùng loại, khác thương hiệu hay đời sản xuất. Một nhân viên bán hàng biết tư vấn sẽ giúp khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng hơn.

6. Giải quyết các khiếu nại của khách hàng

Nhân viên bán hàng cần nắm được quy định đổi, trả hàng của cửa hàng, siêu thị để trả lời khách hàng khi được yêu cầu. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng sản phẩm, có thể khách hàng gặp vấn đề bất cập nên khiếu nại người bán. Lúc này, nhân viên bán hàng cần bình tĩnh xem xét đó là do lỗi sản phẩm hay do người mua không làm theo hướng dẫn sử dụng để từ đó đưa ra lời giải thích phù hợp. Trong trường hợp không giải quyết được, nhân viên bán hàng cần báo cáo lên cấp trên để trực tiếp giải quyết khiếu nại của khách hàng, không né tránh, vòng vo khiến khách hàng thêm bức xúc.

Một trong những lợi thế cạnh tranh của nhà bán lẻ chính là chất lượng dịch vụ. Để mang lại cho khách hàng dịch vụ tốt, bạn cần có đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp và trung thực. Do vậy bạn cần lựa chọn những người chăm chỉ, có ngoại hình khá, giao tiếp tốt và có trách nhiệm vào vị trí này.

VNUNI – Tư vấn chuyên sâu về giải pháp bán lẻ

Chuyên mục: Tư vấn bán lẻ Tag: dịch vụ bán lẻ Duyên bán hàng mô tả công việc Nhân viên bán hàng tư vấn bán hàng

Bài viết liên quan

  • Quản trị cửa hàng bán lẻ bằng quy trình chuyên nghiệp

  • Dịch vụ bán lẻ – Chuyên nghiệp, thân thiện là điều kiện cần và đủ để phát triển chuỗi cửa hàng bán lẻ bền vững

  • Mô tả công việc của nhân viên mua hàng

  • Điểm khác biệt ở những cửa hàng bán lẻ

Bài viết cùng chuyên mục

  • Cửa hàng nhỏ có nên dùng hệ thống bán hàng chuyên nghiệp?

  • Có nên dùng sẵn danh mục hàng hóa khi mới sử dụng phần mềm bán hàng?

  • Rủi ro từ việc sử dụng các phần mềm bán hàng giá rẻ, miễn phí

  • Giấy in hóa đơn nhiệt là gì?

VNuni DCMA

Copyright & DiepLK