Phần mềm bán hàng, quản lý siêu thị - VNUNI
Support female
Support female
Support female
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
  • Tư vấn bán lẻ
  • Thiết bị bán lẻ
  • Tuyển dụng
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Thông báo phiên bản mới – Release Notes

Tác giả: admin Ngày đăng: 12/12/2014 Bình luận: 0 Lượt xem: 2427

VNUNI phát hành phiên bản mới
Phần mềm quản lý bán hàng siêu thị
VNUNi® Sales & Inventory Control

Phần mềm bán hàng VNUNI - Phiên bản mới 2.4.7

Ngày 24-Apr-2017: VNUNI SIC v2.4.7 (RC4)

Tính năng mới:

1. Thêm: Xem màn hình Kiểm tra tồn kho một mã hàng qua phím tắt <F10> ở tất cả mọi nơi
2. Sửa: Bấm <F2> để (1) <Lưu chứng từ>, (2) <In hóa đơn> và (3) <Thêm mới> (Như bấm <Ctrl + N>) trên màn hình “Xuất bán”. Bấm <Ctrl + F2> để Lưu chứng từ, Thêm mới nhưng KHÔNG in hóa đơn (như bấm <F2> ở bản cũ)
3. Thêm: Thông tin giảm giá dòng hàng (item discount) trên màn hình “Bán lẻ siêu thị”
4. Thêm: Thông tin khách hàng và tiền giảm giá trên hóa đơn in từ màn hình “Bán lẻ siêu thị” (Giống phiếu Xuất bán)
5. Thêm: Có thêm option trên màn hình Tra cứu bằng <F4>, cho phép tìm kiếm theo không phân biệt dấu tiếng việt. Ví dụ: “Đức Việt”, “đức việt”, hay “duc viet” thì đều lọc được. (Chưa làm ở chức năng lọc <F6> với thông tin dạng text).
6. Thêm: Các cột “Loại chứng từ”, “Nhóm KH”, “Kho hàng”, “Ngừng” cho các chính sách giá với hàng hóa: Chính sách đặc biệt, Chính sách theo số lượng, Chính sách khuyến mại
7. Sửa: Chính sách giá (có điều kiện theo 3 cột ở trên) có thể áp dụng cho Phiếu bán lẻ Siêu thị, Phiếu xuất bán
8. Sửa: Chính sách KM mua hàng tặng hàng, cho phép một mặt hàng KM được tặng nhiều lần trên cùng 1 chứng từ do mua nhiều mã hàng khác nhau. Khi quét mã hàng KM thì tách riêng dòng hàng khác coi như bán hàng bình thường chứ ko tăng số lượng của dòng hàng KM.
9. Sửa: Bổ sung thêm cột “% Giảm giá” khi Import từ file *.csv vào chứng từ Nhập mua cho cả 2 trường hợp: “Cập nhật danh mục” hoặc “Không cập nhật danh mục” (Chú ý: Trường hợp “Cập nhật danh mục hàng hóa” thì thêm cột “% Giảm giá” ở trước cột “Mã nhóm cấp 2”)
10. Sửa: Cho phép import chứng từ ở phiếu “Xuất bán” với đầy đủ các thông tin như % CK, Thuế VAT,…
11. Sửa: Không xóa dòng hàng khi bấm F8 để sửa số lượng trên các chứng từ
12. Sửa: Tăng tốc mở chứng từ (Chỉ nạp danh sách hàng hóa khi mở bất cứ 1 chứng từ nào lần đầu tiên hoặc khi có mặt hàng trong danh mục hàng hóa được thêm mới hoặc bị sửa, sau đó các lần mở tiếp theo sẽ không phải nạp lại danh sách đó nữa). Tính năng này sẽ tiết kiệm băng thông khi mở chứng từ qua Internet, làm cho việc mở chứng từ sẽ nhanh hơn ở các lần tiếp theo.

Ngày 20-July-2016: VNUNI SIC v2.4.7 (RC3)

Tính năng mới:

1. Thêm: Bổ sung bảng N-X-T Tổng kho (Group theo hàng hóa và có thể xem chi tiết từng kho)
2. Sửa: Không chạy tiếp tục khi gặp lỗi ko tìm thấy mã hàng khi send trực tiếp dữ liệu từ máy kiểm kê vào “Phiếu điều chỉnh”
3. Thêm: Shotcut <Ctrl + R> trên “Phiếu điều chỉnh” để Update số dư sổ sách (nếu có sửa chứng từ phía trước)
4. Sửa: Không cho phép sửa lại thông tin “Từ kho”, “Đến kho” khi mở (sửa) chứng từ “Điều chuyển kho” (Có nhắc nhở kiểm tra trước khi tạo mới chứng từ)
5. Sửa: Thêm lựa chọn để bắt buộc nhập số chứng từ gốc trên chứng từ “Khách hàng Trả lại” (Nếu ko áp dụng thì không cần sửa)

[Shipment_Return]
….
MandatoryRule=2

6. Sửa: Thêm cột tổng cộng số lượng ở mẫu in hóa đơn khổ A5
7. Thêm: Thông báo sinh nhật khách hàng bằng bản nhạc chúc mừng sinh nhật và hình ảnh bánh sinh nhật trên màn hình “Xuất bán” và “Bán lẻ siêu thị”.
8. Sửa: Cho phép nhập số dư đầu kỳ với giá vốn = 0 (hàng KM)
9. Sửa: Cho phép import thẳng dữ liệu từ máy kiểm kê PDT-8A vào màn hình nhập số dư đầu kỳ.
10. Sửa: Thay đổi vị trí các nút tính năng (EN/VN, AT/BT, S3/RT, Tạm hoãn) trên màn hình “Bán lẻ siêu thị”
11. Thêm: Thêm các nút tính năng (EN/VN, S1/RT, Tạm hoãn) trên màn hình xuất bán. Bổ sung nút mở rộng lưới (Grid) chi tiết dòng hàng và biểu tượng trạng thái online Internet ở bên phải trên của grid.
12. Thêm: Trên phiếu “Xuất bán”, bấm <Ctrl + “-“> để trả lại mặt hàng trên lưới chi tiết dòng hàng.
13. Thêm: Phân quyền người dùng theo kho (chưa phân quyền theo kho cho sổ quỹ, sổ công nợ phải thu, phải trả, sổ nhật ký thu tiền mua hàng, bán hàng, trả lại)
14. Sửa: Lỗi ko cập nhật số dư đầu kỳ hàng tồn kho khi sử dụng <Ctrl+Shift+F12>
15. Sửa: Bổ sung thêm thông tin về “Tổng số chứng từ” trên tab “Phân tích” ở các màn hình danh mục đối tượng như Khách Hàng, Nhà Cung Cấp, Nhân Viên.
16. Sửa: Hiện thị thêm cột “Tổng số hóa đơn bán hàng”, “Tổng số hóa đơn trả lại” ở màn hình “Doanh số theo khách hàng”.

Ngày 01-October-2015: VNUNI SIC v2.4.7 (RC2)

Tính năng mới:

1. Sửa: Fix lỗi không hiện thông tin ở “trang đầu tiên” trên màn hình “Tham số hệ thống” khi di chuyển tab từ phím trái, phải (–>,  <–) nếu vào từ menu “Khác” trên các chứng từ.
2. Thêm: Bổ sung màn hình tra cứu “Lịch sử giá bán” của khách hàng trên màn hình Xuất bán. Sau khi quét mã hàng, vào ô Giá bán, bấm <F4> để chọn giá đã từng bán cho khách hàng hiện thời.
3. Sửa: Hiển thị đầy đủ tên hàng dài ở hóa đơn bán lẻ khổ K80 (tên dài sẽ xuống dòng)
4. Thêm: Hiện tổng cộng ở các cột số lượng (tồn sổ sách, tồn thực tế, chênh lệch) trên “phiếu kiểm kê”
5. Sửa: Sửa lỗi ko hiển thị đầy đủ các mặt hàng trên màn hình “Tổng hợp hàng hóa theo chứng từ”
6. Thêm: Logo hiện trên hóa đơn in ra khổ K80
7. Sửa: Lỗi ko mở được chứng từ sau khi thêm mới mà trong sổ nhật ký chứng từ chưa có dòng nào (phải bấm refresh xong mới mở được)
8. Sửa: Cho phép tra cứu theo số ĐT khách hàng trong trường hợp thông tin Địa chỉ ko nhập
9. Sửa: Cập nhật lại chính sách giá cho những mặt hàng đã nhập trên chứng từ bán lẻ (S3), chứng từ xuất bán (S1) khi thay đổi mã khách hàng (hoặc mã khách hàng nhập sau khi nhập hàng hóa trên chứng từ)
10. Sửa: Lỗi không cho save chứng từ “Phiếu xuất bán” khi copy từ “Đơn đặt bán hàng”.
11. Sửa: Lỗi không kiểm tra quyền tạo chứng từ “Phiếu nhập hàng” khi copy từ “Đơn đặt mua hàng” (ví dụ người không có quyền làm “Phiếu nhập hàng” vẫn tạo và lưu được chứng từ này khi copy từ “Đơn đặt mua hàng”
12. Thêm: Cho phép Import chứng từ “Đơn đặt mua hàng” từ file *.csv, cho phép export chi tiết dòng hàng ra file Excel qua phím tắt Ctrl + X.
13. Thêm: Cho phép in báo cáo NXT (Số lượng + Giá trị) theo lựa chọn: Giá vốn (như cũ), giá trên danh mục (giá nhập, giá bán buôn, giá bán lẻ)
14. Sửa: Không cho phép nhập trùng mã hàng với mã vạch NSX
15. Sửa: Bảng NXT trong menu “Công cụ quản lý” cho phép xem theo điều kiện “Từ ngày” – “Đến ngày”. Ở phiên bản cũ thì điều kiện “Từ ngày” không cho phép sửa (mà chỉ để mặc định là từ ngày đầu tháng).
16. Thêm: Báo cáo “Bảng kê bán hàng (so sánh giá)” trong nhóm báo cáo “Xuất”
17. Thêm: Menu “KH trả lại từ chứng từ hiện thời” ở nút “Khác” trên phiếu xuất bán
18. Thêm: Menu “Trả lại NCC từ chứng từ hiện thời” ở nút “Khác” trên phiếu nhập mua
19. Thêm: Menu “Thông tin khác” ở nút khác trên các chứng từ liên quan tới hàng hóa (Đơn đặt mua/bán hàng, phiếu nhập mua, phiếu xuất bán, phiếu bán lẻ ST, phiếu KH trả lại, phiếu Trả lại NCC, phiếu điều chính, phiếu điều chuyển)
20. Thêm: Tính lãi trên chứng từ xuất bán (cả chứng từ ở trạng thái thêm mới và trạng thái đang sửa/xem)

Ngày 03-March-2015: VNUNI SIC v2.4.7 (RC1)

Tính năng mới:

1. Sửa: Lỗi hiện không đúng dữ liệu trong các báo cáo TOP n doanh thu (theo khách hàng, theo hàng hóa,…)
2. Sửa: Bổ sung 2 điều kiện (Kho hàng và Chưa thanh toán) trong các báo cáo Nhật ký chứng từ
3. Sửa: Cho phép nhập hàng với mã lô đã từng nhập (1 Lô SX có thể được nhập nhiều lần trên nhiều chứng từ nhập mua)
4. Sửa: Cho phép bán hàng theo lô tự động theo phương thức FEFO (First Expired First Out) ở phiếu xuất bán.
5. Thêm: Hiển thị tổng tiền lên cọc Màn hình khách hàng (Customer Display) trên phiếu xuất bán.
6. Thêm: Cập nhật nhóm khách hàng cho KH thỏa mãn điều kiện về doanh thu. Cách thực hiện: Vào danh mục “Nhóm đối tác kinh doanh”, mở chi tiết nhóm khách hàng thấy có nút ở góc phải màn hình (đối với nhóm NCC hay Nhân viên thì không hiện nút này).
7. Sửa: Không hiển thị giá sau thuế khi bấm F4 ở màn hình “In tem mã vạch”

Ngày 12-Dec-2014: VNUNI SIC v2.4.6 (RC1->RC8)

Tính năng mới:
1. Sửa: Thay các controls kscEditSuite.ocx, kscFlatCombo.ocx, kscMenuTree.ocx, kscButton.ocx bằng các controls tương ứng là vnuniEditSuite.ocx, vnuniFlatCombo.ocx, vnuniButton.ocx, vnuniCaptionBar.ocx
2. Thêm: Hiển thị trường “Nhân viên” trên màn hình bán lẻ
3. Sửa: Lỗi khi sửa số lượng của 1 dòng hàng bằng phím F8 thì bị gộp vào mã hàng khác đã quét trùng số lượng (ở tất cả các chứng từ)
4. Thêm: Chứng từ trả lại cho chứng từ bán lẻ
5. Thêm: “Tạm hoãn – Postponed” chứng từ. Cho phép chọn những chứng từ đang được giữ. Ví dụ: đang quẹt hàng của 1 KH thì họ mua thêm thì giữ (tạm hoãn) chứng từ đó lại (phím tắt: F7) rồi làm chứng từ mới cho KH khác, sau khi KH của chứng từ cũ quay lại thì chọn danh sách các chứng từ đang “hold” (phím tắt: Ctrl+F7) và tiếp tục quẹt mã cho chứng từ đó. Về bản chất, chứng từ được đánh dấu “hold” vẫn saved như các chứng từ khác bình thường nhưng phần mềm sẽ không tính giá vốn và tồn kho cho các mặt hàng trên chứng từ “hold” đó. (Cách làm khác: “hold” sẽ lưu chi tiết dòng chứng từ vào vào 1 file csv và khi chọn lại sẽ hiện danh sách các files đó lên và xóa file đã chọn đi).
7. Thêm: Cảnh báo bằng âm thanh lỗi khi quét mã hàng không có trong danh mục trong màn hình bán lẻ và màn hình xuất bán (phòng trường hợp thu ngân không nhìn màn hình và quét tiếp mặt hàng khác dẫn tới việc mất tiền mặt hàng chưa có trong danh mục đó) hoặc trường hợp xuất hàng âm kho
8. Sửa: Không cho phép ghi chứng từ khi số “Tiền khách trả” nhỏ hơn “Tổng tiền”
9 Thêm: Import bảng kê bán hàng từ file có đuôi là xls, csv, txt vào chứng từ bán lẻ và chứng từ xuất bán
10. Thêm: Export chi tiết dòng hàng từ Phiếu bán lẻ hoặc Phiếu xuất bán (chế độ đầy đủ và rút gọn) ra file có đuôi là xls, csv
11. Thêm: Chuyển đổi chế độ màn hình Bán lẻ giữa 2 dạng Đầy đủ & Rút gọn (Phím tắt: F9)
12. Sửa: Hóa đơn bán hàng/Phiếu xuất kho theo yêu cầu KH bên Đức
13. Sửa: Sửa tiêu đề chức năng Tổng hợp bán lẻ thành Doanh số bán hàng theo thu ngân. Chức năng này cho phép theo dõi doanh số bán hàng theo thu ngân (người sử dụng) đối với 2 loại chứng từ bán hàng (bán lẻ và xuất bán).
14. Sửa: Cập nhật lại danh sách quyền chi tiết hơn đối với danh mục (phân quyền lại cho users) bao gồm: Danh mục kho, danh mục nhóm hàng hóa, danh mục hàng hóa, danh mục khách hàng, danh mục nhà cung cấp, danh mục nhân viên, và các danh mục khác.
15. Sửa: Tối ưu tốc độ hiển thị trên công cụ và báo cáo “Phân tích bán hàng”
16. Sửa: Lỗi trên công cụ và báo cáo “Phân tích bán hàng”, phần mềm không trừ đi phần lãi gộp bị âm đối với các mặt hàng khuyến mại có giá trị hàng tồn kho (do bỏ qua giá trị NULL).
17. Sửa: Tự động xóa chứng từ lỗi khi ghi chứng từ bán lẻ gặp lỗi có thông báo “…Cannot insert duplicate key row in object…” (Lỗi này là do có chứng từ bị lỗi trong quá trình Save thì bị disconnect với CSDL do lỗi mạng hoặc lỗi máy chủ)
18. Sửa: Khi thêm mới chứng từ Phiếu Xuất Bán, đặt mặc định con trỏ vào ô [Mã hàng] trong trường hợp đã thiết lập mặc định [Mã khách hàng] (áp dụng cho bán lẻ bằng Phiếu Xuất Bán)
19. Sửa: Bổ sung phím tắt F2 trong màn hình “Xuất bán” để thêm mới chứng từ mà không in hóa đơn (trong trường hợp đặt lựa chọn In ngay sau khi ghi).
20. Sửa: Hiện tên “nhân viên bán hàng” (nếu có) và tên “thu ngân” trên hóa đơn bán hàng mẫu A5
21. Sửa: Bổ sung thêm thông tin nhân viên trên chứng từ Khách hàng trả lại; Ở các màn hình báo cáo doanh số theo nhân viên thì trừ số tiền khách hàng trả lại do nhân viên đó bán
22. Sửa: Lỗi sao chép chứng từ Phiếu Nhập hàng sang Phiếu xuất bán trường hợp Kho hàng ở Phiếu nhập hàng khác với Kho hàng mặc định ở Phiếu xuất bán
23. Thêm: Chức năng Tổng hợp hàng hóa theo chứng từ, cho phép theo dõi số dư tồn kho, chi tiết các phát sinh tăng giảm theo từng loại chứng từ. Có thể drilldown từ

(1) Tổng hợp hàng hóa –> Thẻ kho –> Chi tiết chứng từ;
(2) Tổng hợp hàng hóa –> Tồn kho 1 mặt hàng;
(3) Tổng hợp hàng hóa –> Thông tin hàng hóa

24. Sửa: Cho phép di chuyển con trỏ giữa các các dòng hàng trên lưới (Enable Grid) ở chế độ Xem đối với tất cả các chứng từ
25. Sửa: Cho phép chỉnh sửa độ rộng (PrintWidth) của mẫu hóa đơn bán lẻ K57 thông qua tham số:

[POSRetail]
….
PaperWidth=2895 (Số này là mặc định của Mẫu K57, có thể chỉnh sửa số này để phù hợp mẫu K58)

26. Sửa: Lỗi căn chỉnh các dòng ở vùng footer trên hóa đơn mẫu K57 & K80 khi có thêm thông tin “Chiết khấu TM”; Hiện %CK theo định dạng 0% nếu tỷ lệ phần trăm là số chẵn (ví dụ: 10%) và 0.00% nếu là số lẻ (ví dụ: 10.50%)
27. Sửa: Lỗi không tính chuyển kỳ cho tới kỳ cuối cùng đã kết chuyển (tháng 12 năm trước) trong trường hợp kỳ hiện thời là tháng một của năm (chỉ sai khi kỳ hiện thời là tháng 1, các kỳ tháng khác ko bị lỗi)
28. Sửa: Không cho phép người dùng vào chức năng “Thiết lập thông số” ở nút “Khác” trên tất cả các chứng từ nếu người dùng đó không có quyền quản trị (tức là chỉ có user thuộc nhóm quản trị mới được sửa các thiết lập đó)
29. Sửa: Không thông báo lỗi khi mặc định mã KH ở phiếu xuất bán trong trường hợp danh mục KH là rỗng hoặc mã KH đó không tồn tại
30. Sửa: Lỗi ko hiển thị đúng loại giá và % KM theo nhóm KH đối với khách hàng được đặt mặc định (trong file vnuni_INV.dat) ở trên phiếu xuất bán khi thêm mới.
31. Sửa: Lỗi import data ở chứng từ kiểm kê đối với dòng hàng có số lượng thực tế = 0
32. Sửa: Kiểm tra ngày chứng từ (trước khi save chứng từ) không được post trước kỳ bắt đầu hoạt động (phòng trường hợp ngày ngày hệ thống máy tính bị sai lệch).
33. Sửa: Không cho phép user này sửa/xóa chứng từ của user khác nếu ko có quyền quản trị
34. Sửa: (Kỹ thuật) Cho phép cập nhật lại số dư đầu kỳ từ bảng số dư tồn kho đầu kỳ (tb_T_InventoryOpeningBalanceDetail) sang bảng kết chuyển tồn kho (tb_B_Instock) trong trường hợp bị xóa số dư đầu kỳ ở bảng kết chuyển tồn kho.
35. Sửa: Tính giá vốn cho trường hợp khuyến mại trùng dòng hàng (mua 10 mặt hàng X tặng 1 mặt hàng X) ở chứng từ xuất bán, bán lẻ
36. Sửa: Kiểm tra quyền khi xem chi tiết thông tin đối tượng công nợ (KH, NCC) từ màn hình giao dịch
37. Sửa: Cho phép xem được các tab (trang) thông tin (trừ những trang sửa đổi được như chính sách giá…) ở chế độ chỉ xem (chế độ View) đối với các đối tượng danh mục (KH, NCC, NV, HH)
38. Sửa: Tự động tăng ID khi nhiều người cùng một lúc thực hiện in tem mã vạch (qua mạng)
39. Sửa: Thêm cảnh báo màu đỏ nhấp nháy dòng chữ “Lỗi ghi chứng từ” trong trường hợp ghi chứng từ bị lỗi (chủ yếu là lỗi ko kết nối được CSDL trên máy chủ)
40. Sửa: Lỗi xung đột phím tắt F2 dùng để thêm mới đối tượng khách hàng và thêm mới chứng từ mà không in hóa đơn trên “phiếu xuất bán” và phiếu “bán lẻ siêu thị’
41. Sửa: Lỗi khi click chuột vào tiêu đề cột trên lưới (grid) để sắp xếp theo cột khi ô tìm kiếm chứa chuỗi ký tự cần tìm không có trên lưới (Không tìm thấy)
42. Sửa: Trên chứng từ Xuất bán, cho phép chuyển đổi gõ số tiền giảm giá hoặc tỷ lệ giảm giá bằng phím <F9> ở ô CK dòng hàng (theo 2 lựa chọn trong file VNUNI_INV.dat, mục [Shipment] là ItemDiscountAmount_Type=0 hoặc ItemDiscountAmount_Type=-1)
43. Sửa: Thêm lựa chọn trong file VNUNI_INV.dat, mục [Shipment], AllowDiscountChange=0 hoặc AllowDiscountChange=-1 để cho phép sửa hoặc không sửa thông tin giảm giá (CK) dòng hàng.
44. Sửa: Lỗi nhầm loại chứng từ khi làm liên tiếp Chứng từ thanh toán với nhà cung cấp giữa 2 loại thu (thu tiền NCC trả lại cho Phiếu xuất trả lại NCC) và chi (trả tiền mua hàng với NCC). Tương tư cho chứng từ Thanh toán với khách hàng.
45. Sửa: Lỗi không lọc được “Theo dõi dấu vết” theo ngày
46. Thêm: Bổ sung tính năng cho công cụ vnuniDBUtils.exe (Xem file \Data\Settings.ini):
+ Backup Database dạng nén RAR có Password
+ Cho phép đổi loginname’s password hoặc add loginname/password riêng
47. Thêm: Bổ sung lựa chọn “Lọc hoặc Tìm” trên màn hình Tra cứu (F4)
48. Sửa: Thêm dòng tổng cộng trên chức năng “Tra cứu hàng theo chứng từ”
49. Sửa: Phiếu xuất bán, phiếu Bán lẻ siêu thị, phiếu KH trả lại, phiếu trả lại NCC, phiếu điều chuyển kho: Cho phép trùng dòng hàng ở chi tiết chứng từ (trường hợp KM mua 1 tặng chính mặt hàng đó)
50. Sửa: Lọc giá trị tiền = -1 để lọc giá trị NULL (trên màn hình Lọc F6), áp dụng cho việc lọc các mặt hàng khuyến mại.
51. Sửa: Chỉ hiển thị các chứng từ theo kho đặt mặc định (thiết lập trong file Settings.ini) đối với các user đăng nhập không có quyền admin.
52. Sửa: Lỗi ở màn hình “Bán lẻ siêu thị” khi tăng số quầy hơn 10 quầy và chọn bán ở những quầy có ID > 10.
53. Sửa: Lỗi tính giá trị hàng tồn kho trong trường hợp bán hàng KM (mua n tặng 1 chính mặt hàng đó)
54. Thêm: Nút RT/S3, cho phép chuyển chế độ giữa “Bán lẻ – S3” và “Khách lẻ trả lại – RT” trên “Phiếu bán lẻ siêu thị”. Ở chế độ RT (Khách lẻ trả lại) thì cho phép nhập số lượng âm.
55. Sửa: Lỗi không hiện thông tin về thuế VAT trên chứng từ “Phiếu nhập hàng” khi import chi tiết dòng hàng có cập nhật danh mục từ file import về hàng hóa có thông tin VATID (cột thứ 9)
56. Thêm: Màn hình phân tích doanh thu (theo thời gian), có lựa chọn “Tính cả Phiếu KH trả lại”. Cho phép in mẫu báo cáo theo quy định của TTTM AEON.
57. Thêm: Bổ sung lựa chọn không cho phép xóa dòng hàng trên phiếu “Bán lẻ siêu thị” đối với user không có quyền, muốn xóa phải truy cập bằng account với quyền quản trị (administrator).
58. Thêm: Bổ sung nút “Login” (góc phải phía trên) trên phiếu “Bán lẻ siêu thị” để có thể thay đổi user ngay trên màn hình bán lẻ.
59. Sửa: Cho phép xóa dòng hàng bằng phím Delete khi con trỏ đang ở ô quét mã hàng (thay vì dùng Double Click lên Grid như trước kia). Khi quét mã mới thì mặc định số lượng = 1 thay vì số lượng của dòng vừa sửa/xóa.
60. Thêm: Bổ sung 3 chế độ nhập mã hàng cho phiếu “Nhập mua” (tương tự như phiếu “Xuất bán”)
61. Sửa: Lỗi không đổi ngày chứng từ sang ngày mới khi mở chứng từ “Bán lẻ siêu thị” qua 12 đêm mà không tắt màn hình bán lẻ (số chứng từ và ngày chứng từ không đồng nhất về ngày tháng).
62. Sửa: Thay đổi cách tăng mã hàng ở chế độ “Mã tự tăng” trong “Danh mục Hàng hóa”.
63. Sửa: Màn hình về phân tích doanh thu (theo KH, theo NV, theo Thu ngân) thì phần doanh thu đã trừ số tiền trên phiếu KH trả lại
64. Thêm: Màn hình về phân tích doanh thu thời gian (Theo mẫu AEON và ko theo mẫu) + Report mẫu “Phân tích doanh thu theo ngày” theo yêu cầu của AEON
65. Sửa: Màn hình Thông tin quản trị (Tab1: Phân tích doanh thu bán hàng):
+ Cần tính cả phiếu trả lại, drilldown sổ nhật ký cũng hiện các chứng từ trả lại, drilldown bảng kê hàng bán cũng hiện các mặt hàng trên phiếu trả lại
+ Có thêm điều kiện theo ngày (Từ ngày – Đến ngày)
66. Sửa: Hiện tổng số lượng hàng bán trong màn hình chứng từ Bán lẻ và chứng từ Xuất bán (tiện cho việc kiểm số lượng của giỏ hàng)
67. Sửa: Hiện giá niêm yết (giá gốc) trên mẫu in khổ K80 của phiếu Xuất bán đối với mặt hàng được giảm giá.

Các bạn có thể download phiên bản mới TẠI ĐÂY.

Ghi chú:
– Đối với những khách hàng đang sử dụng phiên bản cũ thì hãy liên hệ với VNUNI để được hỗ trợ nâng cấp phần mềm và dữ liệu lên phiên bản mới. Đây là quyền lợi của các khách hàng mua bản quyền phần mềm.
– Đối với những đơn vị nào chưa sử dụng thực tế, mới chỉ đang sử dụng thử, dữ liệu đang dùng là không cần thiết thì có thể (b1) detach CSDL, (b2) xóa 2 files CSDL là vnuni_INV_Data.MDF và vnuni_INV_Data.LDF và (b3) cài lại phiên bản mới (khi cài đặt chọn cả phần cài đặt CSDL).
– Đối với những đơn vị cài đặt mới thực hiện cài đặt như bình thường, không cần chạy nâng cấp CSDL.

Hãy gọi VNUNI để được hỗ trợ nâng cấp!

Thanks & Best Regards,

VNUNI Support Team

Liên tục phát triển để mang giá trị mới (vượt xa giá trị đầu tư ban đầu) tới khách hàng.
Đó là lý do để lựa chọn giải pháp VNUNI

Cửa hàng nhỏ có nên dùng hệ thống bán hàng chuyên nghiệp?

Tác giả: Hai Nguyen Ngày đăng: 02/03/2018 Bình luận: 0 Lượt xem: 1561

Hầu hết các cửa hàng kinh doanh mới mở mô hình nhỏ thường gặp vấn đề trở ngại như vốn mỏng không đủ nhập hàng và thiếu nhân sự (chỉ có 1-2 người) nên rất ít khi đầu tư sử dụng các thiết bị bán lẻ cùng phần mềm quản lý bán hàng chuyên dụng. Tuy nhiên, trong thực tế nếu có đầu tư hợp lý thì việc áp dụng hệ thống bán hàng đó sẽ phần nào giải quyết bài toán “con gà và quả trứng”, giúp cho cửa hàng phát triển nhanh hơn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Cửa hàng nhỏ có nên dùng hệ thống bán hàng chuyên nghiệp?

Tạo thành hệ thống quản lý cửa hàng thống nhất

Quản lý một cửa hàng bán lẻ phải bao quát rất nhiều việc, từ kiểm tra nhập hàng vào kho, kiểm kê hàng hóa, giám sát quá trình bán đến tổng kết doanh thu, lãi lỗ,… Các công việc đều liên quan đến nhau và tốn khá nhiều thời gian, công sức nếu làm riêng lẻ. Khi lắp đặt thiết bị bán hàng chuyên nghiệp như máy in hóa đơn, máy quét mã vạch… chúng sẽ được kết nối với phần mềm quản lý bán hàng tạo thành hệ thống thống nhất, giúp việc quản lý trở nên đơn giản, dễ dàng hơn.

Ví dụ, khi hàng mới về kho bạn tạo phiếu để nhập đơn hàng đó vào kho. Nếu mặt hàng đó chưa có mã vạch thì dùng phần mềm tạo mã vạch cho chúng, rồi in tem mã vạch ra bằng máy chuyên dụng và dán vào hàng hóa mới. Sau đó bạn tạo phiếu nhập hàng để nhập hàng đó vào kho hàng. Lúc bán hàng, bạn quét lại bằng đầu đọc mã vạch để kiểm tra thông tin sau đó sử dụng máy in hóa đơn xuất cho khách. Nhờ vậy mà thông tin giữa các công đoạn được thông suốt và không gặp bất cứ trở ngại hay rắc rối nào.

Tiết kiệm thời gian và công sức

Hãy tưởng tượng, nếu chỉ quản lý cửa hàng bằng cách thủ công bạn sẽ phải tự tay điền thông tin của từng sản phẩm vào sổ sách, sau đó lại mất công dò tìm rồi viết hóa đơn mỗi khi bán hàng. Từng công việc tuy nhỏ nhưng lại nhiều, vừa tốn thời gian vừa dễ gây nhầm lẫn, mệt mỏi. Trong khi đó các thiết bị bán hàng chuyên nghiệp hoàn toàn có thể giúp bạn làm điều này để bạn rảnh tay, tập trung nhiều hơn vào vấn đề phát triển cửa hàng.

Đảm bảo chất lượng

Công nhận một điều là các thiết bị bán hàng chuyên nghiệp có giá không hề rẻ, nhưng tiền nào của nấy, tương xứng với chi phí là chất lượng. Một chiếc máy in hóa đơn tốt có thể dùng tới chục năm không hỏng, hay một máy in mã vạch có thể quét cả triệu mã chưa chắc đã xuống cấp. Ngược lại, các thiết bị rẻ tiền chỉ dùng được thời gian ngắn, bạn sẽ lại mất tiền để sửa chữa, mất thời gian chờ bảo dưỡng, nếu tính chi phí cho các khoản đấy đôi khi còn đắt hơn máy chuyên nghiệp.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thiết bị chuyên dụng cho các cửa hàng bán lẻ. Tuy nhiên, khi kinh doanh nhỏ bạn chỉ nên lựa chọn một số thiết bị thật sự cần thiết mà thôi. Dưới đây là những gợi ý hữu ích cho cửa hàng của bạn:

  • Máy in mã vạch và máy quét mã vạch
    Đây là bộ đôi giúp bạn kiểm soát hàng hóa cực kỳ hiệu quả bằng cách tạo tem dán dạng mã vạch, giúp mã hóa thông tin sản phẩm. Khi chọn mua máy in mã vạch bạn cần chú ý đến công nghệ in mực hay in nhiệt, loại giấy khổ 2 hay 3 tem (để thiết kế mẫu tem trên phần mềm). Bạn có thể đọc thêm bài viết Lợi ích của máy in tem mã vạch chuyên dụng là gì?. Còn với máy quét thì bạn có thể tham khảo bài viết Cách phân loại đầu đọc mã vạch để biết thêm thông tin nhé!
  • Máy in hóa đơn
    Chúng tôi đã từng chia sẻ tầm quan trọng của thiết bị bán hàng này trong bài viết Lợi ích của máy in hóa đơn đối với các cửa hàng bán lẻ? Và bài viết 5 điều cần biết khi mua máy in hóa đơn cho cửa hàng. Nó không chỉ là công cụ giúp bạn bán hàng mà còn hỗ trợ các hoạt động khác như làm hài lòng khách, tiếp thị thương hiệu,… Một số dòng phổ biến hiện nay là Máy in hóa đơn Tawa PRP 085US, APOS 220, APOS 230…. Các bạn chú ý nên chọn loại máy in có khổ giấy phù hợp nhé. Đối với các cửa hàng bán lẻ thời trang, tạp hóa, siêu thị mini, v.v… thì nên dùng khổ giấy K80 (80mm). Chỉ một vài mô hình kinh doanh các mặt hàng dịch vụ có tên hàng ngắn như các quán cafe,… thì mới dùng khổ K58 (58mm) mà thôi.
  • Ngăn kéo đựng tiền
    Đừng chủ quan vấn đề cất giữ tiền nong trong cửa hàng, nhất là khi bạn thuê thêm nhân viên. Để dễ phân loại các mệnh giá, đảm bảo an toàn bạn nên sử dụng ngăn kéo đựng tiền chuyên dụng cho cửa hàng.
  • Phần mềm quản lý bán hàng
    Cùng với các thiết bị bán lẻ ở trên thì điều quan trọng nhất là bạn cần dùng một phần mềm quản lý bán hàng để kết nối các thiết bị đó với nhau. Phần mềm quản lý bán hàng là ứng dụng hỗ trợ quản lý bán hàng, quản lý công nợ, quản lý kho hàng cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Phần mềm quản lý bán hàng giúp nắm bắt thông tin về lượng hàng tồn kho, theo dõi doanh thu, lãi lỗ chính xác, thanh toán nhanh cho khách hàng để giải phóng hàng đợi thanh toán, bán hàng chính xác giá – không nhầm lẫn giá cả, quản lý nhân viên từ xa khi không có mặt tại cửa hàng, nâng cao hình ảnh thương hiệu của shop,…

VNUNI – Tư vấn chuyên sâu về giải pháp bán lẻ, chuyên cung cấp các thiết bị bán lẻ, phần mềm quản lý bán hàng cho các cửa hàng, chuỗi cửa hàng, siêu thị

Có nên dùng sẵn danh mục hàng hóa khi mới sử dụng phần mềm bán hàng?

Tác giả: admin Ngày đăng: 22/02/2018 Bình luận: 0 Lượt xem: 1418

Khi đi triển khai cho nhiều khách hàng ở mô hình tạp hóa, siêu thị mini thì VNUNI thường xuyên nhận được yêu cầu là “Bên anh chị có sẵn danh mục hàng hóa để đỡ phải nhập vào phần mềm bán hàng hay không?”. Mặc dù VNUNI cũng biết là để nhập hết danh mục hàng hóa vào phần mềm thì cũng khá mất thời gian nhưng sau khi VNUNI chia sẻ với khách hàng ở 3 góc độ sau thì rất ít người còn có nhu cầu xin dữ liệu hàng hóa đó nữa.

Có nên dùng sẵn danh mục hàng hóa khi mới sử dụng phần mềm bán hàng?

1. Sự phù hợp dữ liệu

Mặc dù cùng là cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini hay cửa hàng tiện ích nhưng không phải ở đâu cũng bán những mặt hàng giống hệt nhau. Như các bạn đã biết, trước khi bắt đầu mở một kinh doanh bán lẻ thì bao giờ các chủ cửa hàng cũng cần phải xác định rõ mô hình ngành hàng của mình là thiên về bán cái gì thì mới phù hợp với thị trường ở địa bàn chúng ta kinh doanh. Cũng là minimart nhưng cửa hàng tạp hóa ở nông thôn sẽ bán nhiều mặt hàng khác ở thành thị, cửa hàng bán cho khu vực có nhiều sinh viên học sinh khác với bán ở khu dân cư, ở các vùng miền khác nhau, v.v… Từ việc phân tích thị trường nơi mình kinh doanh đó, các chủ cửa hàng cần phải xác định rõ chúng ta sẽ bán thiên về mặt hàng gì như: có thiên về bỉm sữa hay không, có bán thêm hàng nhựa gia dụng hay không, có bán thêm đồ văn phòng phẩm hay không, có thiên về hàng nhập khẩu hay không, có thiên về hóa mỹ phẩm hay không,… Vì mỗi cửa hàng có một mô hình kinh doanh không giống nhau nên sẽ có danh sách các mặt hàng khác nhau và chỉ có một phần hàng hóa là giống nhau mà thôi (thường là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu). Nếu chúng ta nhận một danh sách mặt hàng từ một cửa hàng nào đó thì cũng chỉ là để tham khảo mà thôi vì khi áp dụng vào cửa hàng của chúng ta thì sẽ thừa rất nhiều những mặt hàng mà chúng ta sẽ không kinh doanh và sẽ thiếu rất nhiều mặt hàng mà chúng ta cần bán. Các bạn cứ thử hình dung là khi chúng ta có một file excel danh sách khoảng 10 ngàn mã hàng, trong khi chúng ta chỉ bán khoảng 4 ngàn mã hàng thôi (4 ngàn mã hàng này nằm lẫn lộn trong 10 ngàn mã hàng kia) thì việc các bạn ngồi dò từng mã để xem xóa cái nào, sửa giá cái nào quả thật là còn lâu hơn cả nhập mới từ đầu rất nhiều. Nếu dữ liệu hàng hóa của bạn thừa quá nhiều thì phần mềm sẽ phải mất thêm thời gian để xử lý tính toán cho những dữ liệu thừa đó (khi lên các báo cáo về hàng hóa).

2. Liệu có tin vào dữ liệu đi xin?

Bạn kinh doanh nhưng bạn lại đi tin vào những gì người khác làm, liệu họ nhập liệu có đúng hay không? Có rất nhiều mặt hàng chỉ khác hương vị, khác màu sắc, thậm chí khác lô sản xuất thôi là nhà sản xuất họ dùng một mã vạch khác nhau ngay. Nhưng liệu người nhập liệu cũ họ có nhập đúng tên hàng hay không? Nhiều khi người nhập liệu chỉ nhìn tên hàng mà không nhìn mã vạch 13 con số cho nên có thể “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, tức là khi sửa giá nhập, giá bán thì nhìn theo tên hàng rồi nhập giá vào, đến lúc quét mã vạch thì lại không đúng như giá của mặt hàng đó.

3. Nguồn gốc của dữ liệu hàng hóa đi xin là từ đâu?

Có thể dữ liệu đó do một cửa hàng nào đó họ “hào sảng” tặng cộng đồng, điều này có nhưng rất ít. Nếu dữ liệu hàng hóa đó đến từ nhà cung cấp phần mềm thì họ lấy dữ liệu này từ đâu nếu không phải là lấy từ một khách hàng nào đó của họ. Chẳng nhẽ họ tự ngồi nhập liệu cho hàng chục ngàn mã hàng rồi cung cấp cho các khách hàng của họ à? Chắc chắn chỉ có con đường ăn cắp dữ liệu của các khách hàng của mình rồi chuyển cho khách hàng khác. Bạn liệu có tin tưởng vào một nhà cung cấp phần mềm chuyên đi lấy dữ liệu của bạn để cung cấp không? Đây là lý do chính mà VNUNI không bao giờ cung cấp danh mục hàng hóa sẵn cho các khách hàng mới, bởi vì chúng tôi không bao giờ lấy dữ liệu của khách hàng để phục vụ cho mục đích kinh doanh nào đó. Đó đơn giản là đạo đức kinh doanh cơ bản mà thôi.

Tóm lại, mặc dù vấn đề nhập danh mục hàng hóa thực sự là một công việc khá tốn thời gian và công sức, nhưng VNUNI chỉ khuyên bạn nếu có dữ liệu hàng hóa sẵn đó thì chỉ để tham khảo mà thôi. Việc tự nhập dữ liệu hàng hóa cũng có giá trị riêng của nó, đó là việc bạn chỉ nhập đúng những mặt hàng bạn sẽ kinh doanh mà không bị thừa dữ liệu, đó là việc bạn không đẩy nhà cung cấp phần mềm vào việc ăn cắp dữ liệu của khách hàng chỉ vì để bán bằng được phần mềm (vì thường nếu cho sẵn dữ liệu thì sẽ đánh vào tâm lý ngại nhập hàng hóa của các chủ cửa hàng mới mở, nên dễ bán phần mềm hơn). Ngoài ra, trong quá trình nhập liệu, khi đặt tên cho hàng hóa cũng giúp bạn nắm chắc về hàng hóa để sau này biết mà tư vấn cho khách hàng của bạn, hay nhập giá mua, giá bán cũng chính là bước bạn kiểm tra về giá cả thật kỹ trước khi khai trương cửa hàng.

Đọc thêm >> Có nên nhờ nhập dữ liệu ban đầu khi sử dụng phần mềm quản lý

VNUNI – Tư vấn chuyên sâu về giải pháp bán lẻ

Rủi ro từ việc sử dụng các phần mềm bán hàng giá rẻ, miễn phí

Tác giả: admin Ngày đăng: 12/01/2018 Bình luận: 0 Lượt xem: 1340

Phần lớn các chủ cửa hàng có quy mô nhỏ mới mở thường đi tìm phần mềm bán hàng với yêu cầu hết sức đơn giản là chỉ cần quẹt mã vạch khi bán hàng, in hóa đơn và xem doanh thu hàng ngày. Cho nên các chủ cửa hàng thường đi tìm phần mềm và các thiết bị bán lẻ với ưu tiên giá rẻ nhất có thể, thậm chí là đi tìm các phần mềm bán hàng miễn phí, các phần mềm bán hàng bằng excel,….

Thiết nghĩ việc đi tìm phần mềm giá rẻ hay miễn phí cũng không hẳn là sai hoàn toàn vì giai đoạn đầu ai cũng muốn tiết kiệm chi phí để dùng vốn vào việc nhập hàng. Tuy nhiên, nếu xét trên quan điểm đầu tư thì việc mua phần mềm giá rẻ hoặc sử dụng phần mềm miễn phí sẽ đem lại rất nhiều những rủi ro cho việc kinh doanh cửa hàng (rủi ro đồng nghĩa với việc tốn nhiều chi phí hơn).

Phần mềm miễn phí

Phần mềm miễn phí

  1. Sai sót dữ liệu: Đa số các phần mềm mới giá rẻ hoặc miễn phí trên thị trường thường được phát triển với thời gian rất ngắn, chúng chưa được trải nghiệm qua hàng ngàn khách hàng với nhiều năm kinh nghiệm phát triển nên việc kiểm thử còn rất hạn chế. Đặc biệt theo khảo sát gần đây về lĩnh vực sử dụng phần mềm bán hàng thì VNUNI nhận thấy tỷ lệ sai dữ liệu ở các cửa hàng siêu thị là rất rất lớn, ở đó có thể có nguyên nhân từ phía người sử dụng nhưng việc phần mềm tính toán sai cũng không phải là không có. Đặc biệt các con số về hàng tồn kho (số lượng và giá trị tồn), các chỉ số phân tích lãi lỗ là gần như không chính xác. Lý do là việc tính tồn kho, tính giá vốn là không hề đơn giản khi mà việc sửa xóa do do nhập liệu nhầm là điều gần như rất phổ biến khi sử dụng phần mềm ở môi trường kinh doanh Việt Nam. Các phần mềm thường không tính đúng trong nhiều trường hợp đặc biệt và muốn biết các con số tính toán là đúng hay sai thì cũng không có công cụ gì để chứng minh được trên phần mềm. Đọc thêm >> Hiểu về phương pháp tính giá vốn, tính tồn kho để không bị sai số liệu kinh doanh
  2. Tính năng quá đơn giản: Phần mềm bán hàng nào cũng đều có các chức năng cơ bản như nhập hàng, xuất bán rồi lên báo cáo xem doanh thu, công nợ,… bởi đó là các chức năng cơ bản cần phải có. Tuy nhiên, ở mỗi chức năng đó, các phần mềm bán hàng giá rẻ hoặc phần mềm miễn phí được lập ra với những tính năng quá đơn giản. Đơn giản thì dễ dùng thật nhưng nó không có tác dụng nhiều cho việc quản lý và phát triển cửa hàng. Ví dụ, cùng là chức năng xem doanh số bán hàng nhưng nhiều phần mềm chỉ xem được theo một chiều thời gian là duy nhất mà không thể phân tích được doanh số theo nhóm/ngành hàng, theo khách hàng, theo nhân viên thu ngân, theo nhân viên bán hàng, theo từng nhà cung cấp, theo kho hàng, v.v… Sau một thời gian kinh doanh, khi cửa hàng phát triển và thị trường có sự cạnh tranh cao thì nhu cầu của người kinh doanh sẽ ngày càng cao hơn, và nếu phần mềm bán hàng đó chỉ có vài tính năng cơ bản thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu quản lý. Khi đó thì việc phải thay thế một phần mềm khác là hiển nhiên và điều đó sẽ dẫn tới hàng loạt các chi phí như chi phí về công sức chuyển đổi dữ liệu, chi phí cho việc tốn thời gian học phần mềm mới, chi phí kiểm kê hàng hóa để nhập số dư vào phần mềm mới, v.v…
  3. Hỗ trợ kém: Điều này là đương nhiên vì không ai có thể tồn tại, để phát triển, để phục vụ khách hàng tốt nếu không thể sống được. Trong kinh doanh ai cũng hiểu nguyên lý Win-Win. Phần mềm quản lý bán hàng là một dạng phần mềm đặc thù mang tính nghiệp vụ kinh doanh khá cao, chúng được phát triển liên tục với nhiều tính năng hỗ trợ kinh doanh về lĩnh vực bán lẻ. Việc sử dụng phần mềm tuy không phải là quá khó nhưng nhiều khi cần được hỗ trợ hướng dẫn sử dụng sao cho đúng đắn, kịp thời để mang lại hiệu quả về mặt quản lý chứ không làm cản trở công việc kinh doanh. Đó là lý do vì sao việc phát triển phần mềm liên tục, giải đáp hướng dẫn hỗ trợ kịp thời cho các khách hàng là rất quan trọng đối với các nhà quản lý bán lẻ.

Phần mềm quản lý bán hàng VNUNI giúp nhà quản lý có thể nắm bắt thông tin về lượng hàng tồn kho, theo dõi doanh thu, lãi lỗ chính xác, thanh toán nhanh cho khách hàng để giải phóng hàng đợi thanh toán, bán hàng chính xác giá – không nhầm lẫn giá cả, quản lý nhân viên từ xa khi không có mặt tại cửa hàng, nâng cao hình ảnh thương hiệu của cửa hàng,… Phần mềm bán hàng VNUNI có nhiều gói giá phù hợp với những cửa hàng, minimart hay siêu thị quy mô đơn lẻ hoặc mô hình chuỗi cửa hàng.

VNUNI – Tư vấn chuyên sâu về giải pháp bán lẻ

Giấy in hóa đơn nhiệt là gì?

Tác giả: Hai Nguyen Ngày đăng: 20/12/2017 Bình luận: 0 Lượt xem: 1354

Giấy in hóa đơn nhiệt là một loại giấy in được sử dụng để in hóa đơn bán hàng từ phần mềm bán hàng qua máy in hóa đơn. Là loại giấy in không cần sử dụng đến mực mà vẫn in bình thường vì sử dụng công nghệ in nhiệt. Giấy in hóa đơn nhiệt hay còn gọi là giấy in bill, giấy in hóa đơn siêu thị.


Giấy in hóa đơn nhiệt

* Phân loại khổ giấy in hóa đơn nhiệt: Giấy in hóa đơn nhiệt thông dụng hiện nay thông thường có 2 kích thước là khổ 80mm và 57mm.

+ Giấy in hóa đơn 80mm (K80) được dùng cho máy in khổ 80mm như máy in hóa đơn Tawa PRP 085S, máy in hóa đơn APOS 220.

+ Giấy in hóa đơn 57mm (K57) được dùng cho các máy in khổ nhỏ như máy in hóa đơn APOS 58

* Phân loại đường kính giấy in hóa đơn nhiệt:

+ Giấy in hóa đơn nhiệt K80 có một số đường kính như: 45mm, 65mm, 80mm.

+ Giấy in hóa đơn nhiệt K57 có các đường kính như: 45mm, 30mm, 80mm, 38mm.

* Lưu ý khi chọn giấy in hóa đơn nhiệt: Khi chọn giấy in hóa đơn nhiệt người dùng cần chọn đúng khổ giấy cho máy in. Nếu chọn sai khổ giấy mà vẫn in được nhưng thường sẽ nhanh hỏng đầu in của máy in vì không đúng so với kích thước của máy in đã thiết kế. Cần chọn loại giấy in nhiệt có chất lượng tốt: In rõ nét không bị mờ: nếu in chữ mờ thì giảm sự chuyên nghiệp của cửa hàng của mình vì khách hàng nhìn không được rõ ràng các thông tin in ra. Giấy in nhiệt không quá mỏng vì nếu in loại giấy quá mỏng thì dễ làm hỏng đầu in máy in.

Hiện VNUNI cung cấp giấy in For All khổ K80mm và K57mm. Đóng quy cách 1 thùng gồm 100 cuộn.

  • Previous
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • …
  • 98
  • Next

Chuyên mục

  • Hướng dẫn sử dụng
  • Sản phẩm
  • Tin triển khai
  • Tư vấn bán lẻ
  • Tuyển dụng
  • Ý kiến khách hàng
Công ty Cổ phần VNUNI
Điện thoại: 024 2242-5829 | 024 8585-4543
Hotline: 0918-420-286 | 0936-456-103 | 0912-006-999
Email: info@vnuni.net | sales@vnuni.net
Địa chỉ: P.202, Nhà B9-D6, KĐT Mới Dịch Vọng, Q.Cầu Giấy, Hà Nội
VNuni DCMA

Copyright & DiepLK