Phần mềm bán hàng, quản lý siêu thị - VNUNI
Support female
Support female
Support female
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
  • Tư vấn bán lẻ
  • Thiết bị bán lẻ
  • Tuyển dụng
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Khách hàng cần hỗ trợ phần mềm bán hàng VNUNI thì làm thế nào?

Tác giả: admin Ngày đăng: 05/09/2017 Bình luận: 0 Lượt xem: 967

Khi một cá nhân hay một tổ chức mua một sản phẩm của một công ty thì họ đã trở thành khách hàng của công ty đó chứ không chỉ là khách hàng của một cá nhân cụ thể nào dù đó là người giám đốc, tư vấn bán hàng hay cán bộ triển khai,….

 

Khách hàng cần hỗ trợ phần mềm bán hàng VNUNI thì làm thế nào?

Đặc biệt, khi số lượng khách hàng ngày càng nhiều lên, có thể lên tới hàng nghìn khách hàng thì việc liên hệ với chỉ một cá nhân là vô cùng rủi ro bởi cá nhân là một con người thì kiểu gì cũng có lúc “mất liên lạc” vì nhiều lý do rất đời thường mà ai cũng có thể gặp phải như điện thoại mất sóng, hết pin, đang trong buổi hòa nhạc, đang trên đường, đang ngủ, đang ốm nằm viện (mà vì lý do sức khỏe nên không được sử dụng điện thoại), v.v…. Việc “mất liên lạc” đó có thể dẫn tới bực tức vì dịch vụ hỗ trợ không được thực hiện tức thời gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của khách hàng. Chính vì thế, khi khách hàng muốn sử dụng dịch vụ hỗ trợ của công ty thì thay vì việc chỉ liên hệ với một cá nhân cụ thể, khách hàng nên tìm hiểu về cách thức để liên hệ với công ty qua kênh hỗ trợ chính thức để được sử dụng dịch vụ hỗ trợ liên tục của công ty.

Việc hỗ trợ phần mềm chủ yếu là hỗ trợ online qua Internet (chủ yếu hỗ trợ qua các phần mềm hỗ trợ như Teamviewer hay Ultraviewer), cho nên hình thức liên lạc online được ưu tiên chính cho việc hỗ trợ. Để được hỗ trợ hiệu quả thì khi liên hệ tới công ty để thực hiện hỗ trợ, rất mong quý khách hàng cho biết thông tin về mình cùng với việc mô tả chính xác vấn đề mà mình cần hỗ trợ.

Sau đây là hình thức hỗ trợ từ VNUNI mà khách hàng nên ưu tiên thực hiện theo thứ tự sau:

1. Hình thức Chat Online

– Chat trên website: Khách hàng vào website vnuni.vn hoặc vnuni.net, sau đó vào góc phải dưới của màn hình website (hộp chat xuất hiện ở góc phải dưới cả trên điện thoại lẫn trên máy tính). Khi chat trên website thì quý khách hàng nên nhập đầy đủ thông tin như “Họ và Tên (có thể là tên cửa hàng), Email, Số ĐT” để VNUNI biết là đang được phục vụ khách hàng nào, và trong trường hợp cần thiết thì VNUNI sẽ gọi điện lại cho khách hàng để giải thích thêm. Việc chat online qua website chủ yếu được thực hiện trong giờ làm việc của VNUNI.

Giờ làm việc của VNUNI
8:00AM-11:45AM; 1:30PM-5:00PM
Thứ 2-Thứ 6 và buổi sáng Thứ 7 trong tuần.

Sau khi nhập xong thông tin thì khách hàng vào chat với nội dung cần hỗ trợ. Để cho việc hỗ trợ hiệu quả (tránh mất nhiều thời gian hỏi qua lại) thì khi chat hỗ trợ, khách hàng nên viết càng rõ về yêu cầu cần hỗ trợ của mình càng tốt (ví dụ: mô tả kỹ vấn đề cần hỗ trợ, có thao tác gì trước khi vấn đề đó xảy ra, gửi thông tin Teamviewer ID & Password trong trường hợp cần thiết,….). Trường hợp hộp chat đang ở trên độ ngoại tuyến (offline) thì khách hàng có thể chat để lại nội dung tin nhắn cần hỗ trợ gì. Sau khi kết thúc chat offline thì tin nhắn offline đó sẽ được gửi vào tất cả các emails của các cán bộ hỗ trợ của công ty và VNUNI sẽ liên hệ lại theo số ĐT đã cung cấp mà khách hàng đã cung cấp khi đăng ký ở hộp chat.

Chat website on vnuni.vn

Hộp chat website trên site vnuni.vn

– Chat nhóm hỗ trợ trên FB Messenger: Thông thường khi một khách hàng cá nhân mua sản phẩm của VNUNI thì VNUNI sẽ tạo 1 nhóm chat riêng để hỗ trợ cho khách hàng đó. Đây cũng là cách hỗ trợ khá nhanh chóng vì giả sử khi cá nhân này đang offline thì có thể người khác online sẽ hỗ trợ. Hoặc nếu tất cả đều offline ở thời điểm cần hỗ trợ thì chỉ cần bất cứ ai có thể online là họ sẽ hỗ trợ với khách hàng luôn. Ở VNUNI việc Online Messenger gần như được ưu tiên trong liên lạc trong công việc (kể cả ngoài giờ).

Chat group support on Messenger

VNUNI chat nhóm hỗ trợ cho khách hàng

2. Hình thức Gọi điện

Trường hợp ngoài giờ hành chính và VNUNI đang ở chế độ offline ở tất cả các hình thức chat, khách hàng muốn hỗ trợ ngay mà không muốn chờ đợi trả lời qua chat (website hoặc messenger) hoặc trường hợp cấp bách khách hàng muốn trao đổi nói chuyện trực tiếp thì có thể gọi điện tới VNUNI. VNUNI khuyến khích khách hàng gọi điện hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên sau:

  • Nếu đang trong giờ hành chính thì hãy gọi số công ty: 024 2242 5829 hoặc 024 8585 4543.
  • Nếu ngoài giờ hành chính thì gọi số điện thoại của người phụ trách khách hàng đó (gọi qua Zalo hoặc số ĐT cá nhân).
  • Nếu không liên lạc được với người phụ trách (sales/triển khai) thì có thể gọi theo số hotline: 0912 006 999.

Sau khi triển khai xong cho khách hàng, dù đó là triển khai qua online hay triển khai trực tiếp tại địa điểm của khách hàng thì cán bộ triển khai của VNUNI sẽ thông báo, hướng dẫn cho khách hàng các hình thức hỗ trợ trên. Khách hàng cũng nên chủ động ghi nhớ lại các hình thức hỗ trợ trên (lưu website của VNUNI trên trình duyệt website và các số ĐT hỗ trợ của VNUNI vào điện thoại của mình). Tránh trường hợp khách hàng chỉ lưu mỗi số người liên lạc duy nhất (cán bộ triển khai) để rồi khi liên lạc không được thì ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của khách hàng.

VNUNI – Tư vấn chuyên sâu về giải pháp bán lẻ

Phương pháp giá bán lẻ trong định giá hàng tồn kho theo Thông tư 200

Tác giả: admin Ngày đăng: Bình luận: 0 Lượt xem: 2325

Thông tư 200 bỏ phương pháp LIFO và bổ sung phương pháp giá bán lẻ trong định giá hàng tồn kho. Tại sao các công ty lại sử dụng phương pháp giá bán lẻ? Kỹ thuật xác định giá trị hàng tồn kho như thế nào?

Phương pháp giá bán lẻ trong định giá hàng tồn kho theo Thông tư 200

Các công ty bán lẻ lớn trên thế giới thường áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ trong hạch toán hàng tồn kho. Theo phương pháp này trị giá vốn hàng bán được xác định bằng cách lấy Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + Trị giá hàng mua vào thuần – Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ.

Theo cách tính thông thường, trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được xác định thông qua việc kiểm kê và áp dụng đơn giá theo 1 trong các phương pháp: bình quân, nhập trước xuất trước cho số lượng kiểm kê thực tế.

Tuy nhiên việc kiểm kê thường rất tốn kém nhiều thời gian và công sức. Do vậy các công ty bán lẻ có thể sử dụng phương pháp giá bán lẻ để ước tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ khi lập các báo cáo tài chính giữa niên độ.

Để áp dụng dược phương pháp giá bán lẻ trong ước tính giá trị hàng tồn kho, công ty cần ghi chép cả giá gốc và giá bán lẻ cho số hàng sẵn có để bán (hàng tồn đầu kỳ và hàng mua vào thuần).

Các bước tính toán trong phương pháp giá bán lẻ được thể hiện trong hình dưới.

Phương pháp giá bán lẻ trong định giá hàng tồn kho theo Thông tư 200

Trong thực tế thì kỹ thuật tính toán theo phương pháp giá lẻ sẽ phức tạp hơn một chút nếu có các khoản markup hoặc markdown, các khoản markup cancellation hoặc markdown cancellations, các khoản hao hụt trong và ngoài định mức.

Nguồn: Nguyễn Mạnh Hiền – Webketoan

Chỉ số SCD – Stock Cover Day – Chỉ số Ngày tồn kho

Tác giả: admin Ngày đăng: 07/07/2017 Bình luận: 0 Lượt xem: 1341

Tên của chỉ số này đã nói hết về nó: Số ngày trung bình hàng vẫn còn trong kho trước khi được bán ra. Ví dụ bạn bán X lượng sản phẩm vào một cửa hàng. Và phải mất trung bình 45 ngày để cửa hàng đó bán hết số hàng đó của bạn. Vậy thì Stock Cover Day (SCD) là 45 ngày.

Chỉ số SCD - Stock Cover Day - Chỉ số Ngày tồn kho

Ý nghĩa của SCD là nó cho thấy thời gian sản phẩm của bạn nằm tại điểm bán, trước khi được bán cho người tiêu dùng.

Q: Cách nào làm cho SCD giảm?

A: Thường là bạn sẽ muốn SCD ở mức dưới/bằng trung bình ngành hàng. Có những cách như sau:

Thực hiện hoạt náo/ khuyến mãi: Nhằm khuyến khích người tiêu dùng mua hàng và đẩy hàng của bạn ra nhanh hơn.

Hạn chế dồn quá nhiều hàng vào điểm bán: Ý một thôi chưa đủ vì thường lực lượng sale sẽ có khuynh hướng bán hàng vào điểm bán nhiều hơn khi có chương trình khuyến mãi (để đạt chỉ tiêu, đồng thời chủ điểm bán cũng muốn lợi dụng cơ hội khuyến mãi mà bán ra nhiều hơn để được thưởng) do đó nếu cửa hàng bán ra nhiều, nhưng mua vào hàng của bạn cũng nhiều. Thì có phải SCD sẽ vẫn như cũ không.

Đánh giá SCD tốt/chưa tốt – So sánh SCD Brand và SCD Category

Chỉ số SCD là chỉ số ngày trung bình hàng vẫn còn trong kho trước khi được bán ra. Ví dụ bạn bán X lượng sản phẩm vào một cửa hàng. Và phải mất trung bình 45 ngày để cửa hàng đó bán hết số hàng đó của bạn. Vậy thì Stock Cover Day (SCD) là 45 ngày. Ý nghĩa của SCD là nó cho thấy thời gian sản phẩm của bạn nằm tại điểm bán, trước khi được bán cho người tiêu dùng.

Chỉ số SCD - Stock Cover Day - Chỉ số Ngày tồn kho

Q: SCD thế nào là tốt?

A: Để trả lời câu hỏi này, ta cần xác định SCD bình thường của ngành hàng là bao nhiêu (ngành nước chấm, chắc chắc sẽ có SCD thấp hơn ngành điện máy phải không nào? vì chai nước mắm nhỏ xíu và rẻ tiền nên chắc chắn sẽ được dùng nhiều hơn và mua thường xuyên hơn, nên SCD sẽ thấp hơn). Sau khi xác định được SCD trung bình của ngành hàng, bạn hãy so sánh với brand mình theo từng trường hợp:

a) SCD Brand > SCD ngành hàng: Điều này cho thấy sản phẩm không bán chạy cho lắm, vì số người mua/ lượt mua thấp, dẫn đến sản phẩm của bạn bán chậm và vì vậy phải “ngồi chờ” ở điểm bán lâu hơn các sản phẩm khác cùng ngành.

Còn một khả năng nữa rằng có thể công ty của bạn đã quá hăng hái trong việc dồn hàng vào điểm bán – đây là sở thích của đội sale vì họ luôn muốn đạt chỉ tiêu tháng thật nhiều. Vì điểm bán đang tích trữ quá nhiều hàng của brand, nhưng thật chất trung bình thị trường chỉ bán được một lượng không đổi. Điều này dẫn đến có quá nhiều hàng hóa “ngồi chờ” tại điểm bán, dẫn đến việc phải mất nhiều thời gian mới giải quyết hết đống hàng tồn này nên SCD tăng lên.

b) SCD Brand = SCD ngành hàng: Điều này là trường hợp tốt nhất, vì điều đó chứng tỏ brand bạn đang bán cùng tốc độ bình quân của cả ngành.

c) SCD Brand < SCD ngành hàng: Điều này nhiều người nói tốt. Đúng là vậy, nhưng tùy theo mức độ. Điều này chứng tỏ rằng brand bạn bán “đắt” hơn ngành hàng, có nhiều người mua hơn, mua nhiều lần hơn, dẫn đến hết hàng nhanh hơn. Và thật sự điều này rất khả quan.

Tuy nhiên bạn cần nhớ rằng, nếu thấp hơn quá nhiều thì điều này chứng tỏ, brand của bạn đang có khả năng thiếu hàng tại điểm bán (vì hàng bán quá chạy nên sẽ dẫn đến khan hiếm hàng trong tương lai gần), nếu thấy quá thấp bạn phải xem lại hệ thống bán hàng, supply chain và khả năng cung cấp hàng cho thị trường. Vì nếu điểm bán không có hàng để bán thì người tiêu dùng rất dễ chuyển qua sản phẩm của đối thủ. Và tất nhiên đó sẽ là cơn ác mộng của “Brand thủ”.

Nguồn Phạm Thái Sơn – Assistant Brand Manager, FrieslandCampina

Hệ số vòng quay hàng tồn kho

Tác giả: admin Ngày đăng: 22/06/2017 Bình luận: 0 Lượt xem: 1397

Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng giá vốn hàng bán chia cho bình quân hàng tồn kho.

Hệ số vòng quay hàng tồn kho

Công thức tính hệ số vòng quay hàng tồn kho như sau:

Hệ số vòng quay hàng tồn kho

Inventory Turnover Ratio = Cost of Goods Sold/Average Inventory at Cost

The Inventory ratio is calculated by dividing the cost of goods sold by the amount of average inventory at cost

Trong đó

Hệ số vòng quay hàng tồn kho

Average Inventory

Average Inventory is calculated by adding the stock in the beginning and at the end of the period and dividing it by two.

Inventory turnover ratio

Hệ số vòng quay hàng tồn kho cũng được tính cho 4 quý gần nhất theo công thức sau:

Hệ số vòng quay hàng tồn kho

Trong đó

Hệ số vòng quay hàng tồn kho

Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Cần lưu ý, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu.

Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm.

Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Để có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, việc xem xét chỉ tiêu hàng tồn kho cần được đánh giá bên cạnh các chỉ tiêu khác như lợi nhuận, doanh thu, vòng quay của dòng tiền…, cũng như nên được đặt trong điều kiện kinh tế vĩ mô, điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp.

Theo StockBiz

Thế nào là phần mềm bán hàng Online, Offline

Tác giả: admin Ngày đăng: 14/06/2017 Bình luận: 0 Lượt xem: 1215

Gần đây có nhiều bạn trong Hội Liên Minh Bán Lẻ và các độc giả của trang web vnuni.vn hay hỏi “Phần mềm bán hàng này là phần mềm Online hay phần mềm Offline”.

Mô hình sử dụng phần mềm bán hàng VNUNI Online qua Internet

Mô hình sử dụng phần mềm bán hàng VNUNI Online qua Internet

Có lẽ câu hỏi này xuất hiện kể từ khi các ứng dụng web ra đời dưới dạng cho thuê bao theo tháng hay theo năm và khi đó đa số các bạn kinh doanh công ty phần mềm ứng dụng web đều quảng cáo phần mềm của họ là chạy Online, còn các phần mềm khác trên thị trường chỉ là phần mềm Offline. Vì thế, hầu hết mọi người nghĩ cứ ứng dụng web thì gọi là ứng dụng Online, còn ứng dụng cài trên máy tính thì chỉ chạy Offline mà thôi. Thực ra việc hiểu như vậy cũng có một phần đúng nhưng chưa thực sự đầy đủ, bởi khái niệm chạy Online cần được hiểu lại như giải thích ở dưới đây.

Đầu tiên chúng ta phải hiểu qua về khái niệm phần mềm, một ứng dụng mang tính nghiệp vụ bao giờ cũng gồm bản thân cái phần mềm đó và phần dữ liệu mà phần mềm đó quản lý. Giống như Microsoft Excel là phần mềm, còn các file .xls, .xlsx là file dữ liệu.

Có ba loại ứng dụng cơ bản trên thị trường, đó là ứng dụng web (web-based application), ứng dụng mobile (mobile application) và ứng dụng chạy trên máy tính.

Thế nào là phần mềm bán hàng Online, OfflineỨng dụng web là ứng dụng được phát triển để chạy trên các trình duyệt web, cho nên thiết bị nào (máy tính, điện thoại thông minh smartphone, máy tính bảng) có trình duyệt đều có thể chạy được ứng dụng đó (nếu ứng dụng đấy được lập trình tương thích với trình duyệt mà bạn đang chạy). Như vậy để chạy một ứng dụng thì ta phải mở trình duyệt trên thiết bị đó để chạy, như Firefox, Chrome, Cốc Cốc, Internet Explorer (IE),…

Mobile ApplicationỨng dụng Mobile được phát triển trên các nền tảng tùy theo các hệ điều hành của các thiết bị di động (điện thoại, máy tính bảng) như hệ điều hành iOS, hệ điều hành Android, hệ điều hành Windows Phone, Blackberry,… Để sử dụng các ứng dụng này thì bạn thường vào các kho ứng dụng (App Store, CH Play,…) để download ứng dụng về và trả phí (hoặc dùng miễn phí) tùy theo từng ứng dụng.

Ứng dụng chạy trên trên máy tính hay còn gọi là ứng dụng Winform là các ứng dụng được biên dịch cài đặt trên các hệ điều hành của máy tính (đa số các máy tính ở Việt Nam sử dụng hệ điều hành Windows) mà thôi. Đối với các thiết bị như máy tính bảng chạy HĐH Windows 8, Windows 10 thì cũng có thể chạy được các ứng dụng này.

Thế nào là phần mềm bán hàng Online, Offline

Như vậy các loại ứng dụng trên chỉ khác nhau ở môi trường hoạt động. Ứng dụng web thì thường chạy được trên mọi thiết bị miễn là có trình duyệt web (cốc cốc, chrome, firefox, IE). Ứng dụng mobile thì chỉ chạy đc trên các thiết bị mobile (điện thoại, máy tính bảng) tùy theo loại hệ điều hành của mobile đó (iOS, Android,…) mà có các ứng dụng tương ứng với hệ điều hành đó. Dĩ nhiên ứng dụng mobile thì không chạy trên máy tính rồi. Còn các ứng dụng chạy trên máy tính (đa số là hệ điều hành Windows của Microsoft) thì chỉ chạy trên máy tính, máy tính bảng có hệ điều hành Windows.

Vậy khi nào thì được gọi là ứng dụng Online, khi nào thì được gọi là ứng dụng Offline? Về bản chất bạn cứ chạy được ứng dụng (cả 3 ứng dụng trên) ở bất cứ đâu (có thể trên các thiết bị di động hay trên máy tính) mà đều xem được dữ liệu qua Internet (phải có kết nối Internet) thì được gọi là “chạy Online“, còn nếu không xem được dữ liệu như vậy thì không thể gọi là Online được. Tức là vấn đề là phần dữ liệu của ứng dụng đó nằm ở đâu mà thôi. Nếu dữ liệu nằm ở “trên trời” (tức là trên các máy chủ) thì dù ứng dụng của bạn nằm ở “trên trời” (như ứng dụng web) hay ứng dụng của bạn nằm ở “mặt đất” (ứng dụng mobile, ứng dụng cài trên máy tính) mà kết nối được tới dữ liệu đó thì được gọi là ứng dụng chạy Online. Còn nếu dữ liệu của bạn chỉ để ở máy tính, hay thiết bị của bạn mà bạn ko cần kết nối qua Internet mà vẫn dùng được thì đó gọi là “chạy Offline” (dù đó là loại ứng dụng gì trong 3 loại ứng dụng kể trên).

Như vậy, cả 3 ứng dụng kể trên (web, mobile hay chạy trên máy tính) đều có thể chạy được online hết. Thông thường các ứng dụng chạy online đều sử dụng tài nguyên (Dung lượng ổ cứng, RAM, CPU, Băng thông mạng…) của các máy chủ của nhà cung cấp nên họ thường cung cấp dịch vụ cho thuê theo thời gian – gọi là thuê bao. Việc cho thuê đó có thể là cho thuê cả ứng dụng lẫn dữ liệu (đối với các ứng dụng web) hay chỉ cho thuê dịch vụ quản lý dữ liệu online (đối với các ứng dụng chạy trên máy tính). Do các ứng dụng và dữ liệu sử dụng tài nguyên của các máy chủ (mà nhà cung cấp phải bỏ tiền ra để mua, để thuê) cho nên nếu càng dùng nhiều tài nguyên thì nhà cung cấp càng tốn tiền để đầu tư cho các máy chủ đó. Vì thế, thường thường các nhà cung cấp dịch vụ cho thuê bao sẽ có các gói thuê bao với các giá khác nhau tương ứng với lượng tài nguyên mà bạn sử dụng trên máy chủ (theo số lượng người cùng truy cập vào ứng dụng, theo dung lượng dữ liệu sử dụng,…) hoặc có thể nhà cung cấp sẽ tính theo các gói như gói cơ bản, gói nâng cao, gói chuyên nghiệp,….

Phần mềm bán hàng của VNUNI là loại ứng dụng gì? Theo lịch sử phát triển công ty thì phần mềm bán hàng của VNUNI được phát triển từ khá lâu, cụ thể là bắt đầu phát triển ứng dụng từ năm 2004 (trước cả thời điểm công ty VNUNI được thành lập 2 năm). Ở thời đó, VNUNI phát triển ứng dụng trên máy tính với hệ quản trị CSDL Client/Server là MS SQL Server. Như đã viết ở trên, phần mềm bán hàng VNUNI có thể chạy Online (chủ yếu cho mô hình chuỗi nhiều cửa hàng hoặc những khách hàng muốn sử dụng phần mềm ở bất cứ đâu có Internet) khi dữ liệu được để trên một máy tính, máy chủ có IP tĩnh.

Thế nào là phần mềm bán hàng Online, Offline

Hiện nay VNUNI cũng đang phát triển thêm phần quản trị chạy trên nền tảng web để các chủ cửa hàng nếu thuê dịch vụ quản lý CSDL Online có thể theo dõi kết quả kinh doanh từ xa trên các thiết bị di động.

VNUNI – Tư vấn chuyên sâu về giải pháp bán lẻ

  • Previous
  • 1
  • …
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • …
  • 98
  • Next

Chuyên mục

  • Hướng dẫn sử dụng
  • Sản phẩm
  • Tin triển khai
  • Tư vấn bán lẻ
  • Tuyển dụng
  • Ý kiến khách hàng
Công ty Cổ phần VNUNI
Điện thoại: 024 2242-5829 | 024 8585-4543
Hotline: 0918-420-286 | 0936-456-103 | 0912-006-999
Email: info@vnuni.net | sales@vnuni.net
Địa chỉ: P.202, Nhà B9-D6, KĐT Mới Dịch Vọng, Q.Cầu Giấy, Hà Nội
VNuni DCMA

Copyright & DiepLK