Phần mềm bán hàng, quản lý siêu thị - VNUNI
Support female
Support female
Support female
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
  • Tư vấn bán lẻ
  • Thiết bị bán lẻ
  • Tuyển dụng
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Phân tích doanh thu khi sử dụng phần mềm bán hàng

Tác giả: Capro Ngày đăng: 17/02/2016 Bình luận: 0 Lượt xem: 1088

Đối với một người kinh doanh, làm thế nào để tăng doanh thu luôn là vấn đề ưu tiên hàng đầu. Để biết chiến thuật kinh doanh mà mình sử dụng có hiệu quả hay không, người bán lẻ phải biết phân tích, thống kê số liệu. Phân tích khái quát sự tăng giảm của doanh thu qua các tháng, các dịp lễ, Tết, các năm là công việc định kỳ đối với nhà bán lẻ. Điều này nhằm đánh giá tính quy luật về sự biến động của tổng doanh thu qua các năm, từ đó, người bán lẻ mới có cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch dài hạn hoặc trung hạn, đồng thời biết được khả năng phát triển của mình. Do vậy, việc thống kê, tổng kết doanh thu của từng mặt hàng và phân tích là điều vô cùng quan trọng đối với một nhà bán lẻ chuyên nghiệp.

Ví dụ, cứ đến dịp tết thì có rất nhiều chủ cửa hàng lại đứng trước những băn khoăn là năm nay nhập hàng gì để bán, ra tết thì bán hàng gì, liệu nhập nhiều có sợ bị ế hay không, liệu nhâp ít thì có tiếc khi không có hàng để bán hay không, nên nhập vào thời điểm nào thì giá rẻ mà ko lo cháy hàng nếu nhập cận ngày tết, v.v… Hàng loạt các câu hỏi đau đầu đó đều có thể được trả lời nếu bạn không tự đúc kết kinh nghiệm sau nhiều năm bán hàng. Đặc biệt, nếu bạn biết áp dụng phần mềm bán hàng một cách hiệu quả thì bạn có thể có những phân tích chính xác hơn, với những con số thống kê cụ thể chứ không chỉ là những con số dự đoán ước trừng.

Số đo trong phân tích bán hàng trong lĩnh vực bán lẻ (Sales Analysis Fact)

Về phương pháp phân tích doanh thu trong doanh nghiệp, người ta thường sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ và phương pháp liên hệ cân đối. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực bán lẻ, phương pháp so sánh được sử dụng nhiều hơn cả.

Thứ nhất, so sánh về thời gian thực hiện.

Sẽ là khập khiễng nếu bạn lấy doanh thu của dịp trước Tết âm lịch so với doanh thu của ngày thường vì nhu cầu tiêu dùng của người dân trong hai thời điểm này là khác nhau. Do đó, để biết được công cuộc kinh doanh của mình có tiến triển thuận lợi hay không cần phải chọn thời điểm so sánh cùng kỳ của năm trước hoặc có tính chất tương tự nhau trong một năm.

Ví dụ: Đối với một cửa hàng đồ chơi trẻ em, doanh thu vào dịp Trung Thu, Noel, Tết Thiếu Nhi, Tết âm lịch bao giờ cũng cao hơn ngày thường rất nhiều. Đối với những cửa hàng thời trang, doanh thu vào các dịp giao mùa, các dịp khuyến mại sẽ cao hơn.

Thứ hai, so sánh về nhóm hàng, mặt hàng.

Việc so sánh doanh thu của từng nhóm hàng như nước giải khát, thực phẩm mặn, thực phẩm ngọt… sẽ giúp bạn biết được nhóm hàng nào đóng vai trò quan trọng nhất, nhóm hàng nào không. Một chủ cửa hàng giỏi luôn biết cách tối ưu hóa doanh thu bằng việc tập trung ưu tiên cho những mặt hàng có doanh số cao, lợi nhuận tốt, từ việc giữ tồn kho tới trưng bày hàng. Đồng thời, họ cũng thường xuyên theo dõi thị hiếu người tiêu dùng đối với mặt hàng này thông qua doanh số để có điều chỉnh kịp thời. Phần lớn họ sử dụng phần mềm bán hàng để hỗ trợ cho những phân tích của mình nhằm ra quyết định chính xác và kịp thời.

Thứ ba, so sánh doanh thu trên số lượng giao dịch.

Để thực hiện được chỉ tiêu này, bạn cần sử dụng phần mềm quản lý bán hàng vì không một người bán lẻ nào dù giỏi ghi chép đến đâu đi chăng nữa có thể nhớ nổi số lượng khách ghé thăm cửa hàng, số tiền trung bình họ chi trả cho mua sắm… Tỷ lệ này giúp bạn biết được số tiền mà một khách hàng bỏ ra cho một lần mua sắm. Đương nhiên nếu khách hàng càng chi tiêu nhiều, chứng tỏ họ càng hài lòng khi mua sắm ở cửa hàng của bạn và bạn đang đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Thông thường, do lạm phát, con số này sẽ tăng dần qua các năm. Do đó, để biết được thực sự cửa hàng có đang vận hành hiệu quả hay không, bạn cần loại trừ tỷ lệ lạm phát.

Còn một số phương pháp phân tích khác như so sánh doanh thu thực tế với kế hoạch, doanh thu của cửa hàng này với cửa hàng khác, tỷ lệ doanh thu trên số lao động… Tất cả các phương pháp phân tích này đề nhắm đến một mục tiêu là đo lường hiệu quả kinh doanh, từ đó rút ra kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn. Bạn sẽ tới đích nhanh hơn và an toàn hơn nếu con đường đang đi được vạch ra một cách rõ ràng, chi tiết, tỉ mỉ. Những người bán lẻ chuyên nghiệp, sử dụng phần mềm bán hàng sẽ có nhiều lợi thế hơn trong cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

VNUNI – Tư vấn chuyên sâu giải pháp bán lẻ

Chuyên mục: Tư vấn bán lẻ Tag: Phân tích bán hàng phân tích doanh thu tăng doanh số Theo dõi doanh thu

Bài viết liên quan

  • Chiến lược “5 WAY”: Công thức tăng doanh thu bán hàng

  • Quản trị cửa hàng bằng phần mềm bán hàng

  • Phân tích hàng hóa theo nhóm hàng, ngành hàng

  • Phân tích khuyến mãi trong bán lẻ

Bài viết cùng chuyên mục

  • Cửa hàng nhỏ có nên dùng hệ thống bán hàng chuyên nghiệp?

  • Có nên dùng sẵn danh mục hàng hóa khi mới sử dụng phần mềm bán hàng?

  • Rủi ro từ việc sử dụng các phần mềm bán hàng giá rẻ, miễn phí

  • Giấy in hóa đơn nhiệt là gì?

VNuni DCMA

Copyright & DiepLK