Phần mềm bán hàng, quản lý siêu thị - VNUNI
Support female
Support female
Support female
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
  • Tư vấn bán lẻ
  • Thiết bị bán lẻ
  • Tuyển dụng
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Quản lý hàng hóa với nhiều thuộc tính (nhiều chiều)

Tác giả: admin Ngày đăng: 08/08/2014 Bình luận: 0 Lượt xem: 557

Đối với mỗi loại mặt hàng kinh doanh sẽ có các đặc thù riêng liên quan tới nghiệp vụ và quản lý tới mặt hàng đó, một trong những đặc thù đó là việc quản lý các thông tin chi tiết liên quan tới đặc thù của ngành hàng. Ví dụ: Mặt hàng xe/máy thì cần quản lý tới số khung số máy, màu sắc của sản phẩm; với hàng thời trang may mặc thì cần theo dõi theo màu sắc, kiểu dáng, chất liệu, kích thước,…; các mặt hàng điện máy, mặt hàng thực phẩm, thuốc men, v.v… nhiều khi cũng cần quản lý các thông tin riêng theo quy định của ngành hàng như vậy.

Để đáp ứng bài toán trên, các phần mềm phải được thiết kế sao cho ta có thể bổ sung thông tin quản lý cho đối tượng hàng hóa một cách mềm dẻo để từ đó đáp ứng được sự đa dạng về ngành hàng.

Nhãn mác thời trang

Nhãn mác D&G

Sau đây là 1 ví dụ về quản lý mặt hàng thời trang:

Một loại áo sơ mi (có cùng 1 mã hàng) có nhiều màu, nhiều size, nhiều loại cổ, nhiều chất liệu vải. Cái đó người ta gọi là thuộc tính của hàng hóa. Mỗi loại hàng hóa sẽ có nhiều kiểu thuộc tính như vậy và khi ghép với nhau thành tổ hợp chập n (n là số loại thuộc tính ở trên).

Ví dụ:

Sơ mi Nam – Màu trắng – Size S – Cổ chữ V – COTTON
Sơ mi Nam – Màu trắng – Size M – Cổ chữ V – COTTON
Sơ mi Nam – Màu trắng – Size L – Cổ chữ V – COTTON
Sơ mi Nam – Màu trắng – Size XL – Cổ chữ V – COTTON
Sơ mi Nam – Màu vàng – Size S – Cổ chữ V – COTTON
Sơ mi Nam – Màu vàng – Size M – Cổ chữ V – COTTON
Sơ mi Nam – Màu vàng – Size L – Cổ chữ V – COTTON
Sơ mi Nam – Màu vàng – Size XL – Cổ chữ V – COTTON
…

Mới mỗi loại mặt hàng thuộc nhóm cá thể được xác định từ tổ hợp như vậy thì người ta có thể gắn mã đại diện (như thế ta sẽ thấy 1 item có 1 code chính nhưng có nhiều code đại diện cho mỗi nhóm cá thể). Ngoài ra mỗi nhóm cá thể (tổ hợp) đó sẽ có thể có giá cả riêng (ví dụ xe màu vàng đắt hơn xe màu đen chẳng hạn).

Khi đưa các tổ hợp hàng đó vào các chứng từ, ta có thể dùng mã của tổ hợp thay vì mã hàng.

Về mặt quản lý, ta có thể tính doanh thu, tồn kho,… theo nhóm các thuộc tính nói trên.

Hope that helps!

hai2hai

Share this:

  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)
  • Click to share on Tumblr (Opens in new window)
  • Click to share on Pinterest (Opens in new window)
  • Click to print (Opens in new window)
Chuyên mục: Tư vấn bán lẻ Tag: Đa thuộc tính Thuộc tính hàng hóa

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên mục

  • Cửa hàng nhỏ có nên dùng hệ thống bán hàng chuyên nghiệp?

  • Có nên dùng sẵn danh mục hàng hóa khi mới sử dụng phần mềm bán hàng?

  • Rủi ro từ việc sử dụng các phần mềm bán hàng giá rẻ, miễn phí

  • Giấy in hóa đơn nhiệt là gì?

VNuni DCMA

Copyright & DiepLK